Chào mừng bạn đến với vật liệu nội thất Hutra

Sửa chữa và nâng thêm tầng nhà || Giải pháp tiết kiệm chi phí, thời gian

(4.8/5) - 88 bình chọn.
Mục lục bài viết

    Thay vì xây mới nhiều người lựa chọn giải pháp sửa chữa, nâng thêm tầng nhà để có thêm diện tích sinh hoạt, tiết kiệm thời gian và chi phí. Vậy, khi sửa nhà thêm tầng, nâng tầng nhà phố cần lưu ý những gì? Cùng tìm hiểu chi tiết các thông tin có trong bài viết dưới đây.

     

    1. Sửa nhà thêm tầng là gì? Khi nào nên nâng thêm tầng nhà

    Sửa nhà nâng tầng là việc thi công, cải tạo, sử dụng các biện pháp kỹ thuật trong thi công để xây dựng, cơi nới, nâng thêm tầng cho nhà ở. Sửa nhà xây thêm tầng được nhiều người lựa chọn để tiết kiệm chi phí và thời gian xây dựng.

    Khi nào nên sửa nhà nâng tầng

    Khi nào nên sửa nhà nâng tầng

     

    Có rất nhiều lý do khiến nhiều người lựa chọn giải pháp sửa nhà thêm tầng. Một số lý do phổ biến đó là:

    • Gia đình có thêm thành viên, phát sinh thêm nhu cầu về diện tích, mong muốn ở một ngôi nhà rộng hơn để có thêm không gian sinh hoạt.

    • Nhiều hạng mục công trình nhà ở xuống cấp, cần sửa chữa để đảm bảo yếu tố thẩm mỹ và an toàn cho các thành viên trong gia đình.

    • Phát sinh thêm nhu cầu cần mặt bằng kinh doanh tại nhà, kho bãi

    • Gia đình muốn lưu giữ kỷ niệm nên không muốn đập đi xây mới mà sẽ sửa chữa, cải tạo nâng thêm tầng nhà.

    • Yếu tố phong thủy không đảm bảo nên cần phải sửa chữa lại để phù hợp với tuổi, mệnh của gia chủ.

    • Nhà ở bị lệch tầng nên cần sửa chữa lại.

     

    2. Lợi ích của việc sửa và nâng thêm tầng nhà

    Việc sửa nhà thêm tầng mang lại nhiều lợi ích cho gia chủ. Những lợi ích của việc sửa và nâng tầng nhà phố đó là:

    Sửa nhà nâng tầng mang đến nhiều lợi ích

    Sửa nhà nâng tầng mang đến nhiều lợi ích

     

    • Tăng thêm diện tích, không gian sinh hoạt; đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của các thành viên trong gia đình

    • Tiết kiệm thời gian, chi phí so với việc xây mới

    • Ngôi nhà được đảm bảo yếu tố thẩm mỹ, phong thủy

    • Đảm bảo an toàn cho các thành viên trong gia đình

    • Cải thiện được tình trạng lỗi thời của ngôi nhà, bắt kịp xu hướng thiết kế nhà ở hiện nay.

    • Mang đến không gian sống hiện đại, đầy đủ tiện nghi.

     

    3. 5 NÊN - 4 KHÔNG khi sửa nhà thêm tầng

    Khi sửa nhà thêm tầng bạn NÊN và KHÔNG nên làm những điều sau:

    3.1. 5 Điều nên làm khi sửa nhà lên tầng

    Kiểm tra cột nhà cũ: Hãy kiểm tra và xem xét kỹ lưỡng cột chống nhà cũ. Ngôi nhà không chỉ có những cây cột chống xuyên suốt ở tầng 1, 2. Nếu nối tiếp thêm cột vào cột cũ thì khả năng chịu lực giữa 2 cột sẽ rất yếu. Do đó, bạn cần phải chắc chắn rằng cột chống nhà của bạn đủ to và chắc chắn. Hãy nhờ tới sự hỗ trợ của kỹ sư để có lời khuyên tốt nhất.

    Tính toán chiều cao nâng thêm tầng nhà: Khi có ý định sửa nhà xây thêm tầng thì bạn cần tính toán đến chiều cao tầng nhà. Chiều cao tầng là khoảng cách giữa 2 sàn nhà, được tính từ sàn tầng dưới cho đến sàn tầng kế tiếp. Tùy thuộc vào điều kiện, nhu cầu mà bạn tính toán và lựa chọn chiều cao tầng hợp lý để tạo sự thông thoáng.

    Tính toán chiều cao nâng thêm tầng phù hợp với khả năng chịu tải của ngôi nhà

    Tính toán chiều cao nâng thêm tầng phù hợp với khả năng chịu tải của ngôi nhà

     

    Giải pháp về tường và vách ngăn nhẹ: Ngoài tác dụng che chắn, trần và tường còn thực hiện nhiệm vụ cách nhiệt, chống cháy, cách âm, tiêu âm,...Do đó bạn cần phải đảm bảo tường nhà còn chắc chắn để chịu được lực khi nâng thêm tầng nhà.

    Lưu ý khi làm mái nhà: Hãy làm mái nhà dốc để dễ thoát không khí, tạo cảm giác thoáng đãng, giảm áp lực cho nền móng.

    Sử dụng vật liệu chất lượng tốt: Việc nâng thêm tầng nhà sẽ khiến cho nền móng phải chịu một trong lượng rất lớn. Vì thế, bạn hãy ưu tiên sử dụng vật liệu nhẹ. Việc này cần phải được tính toán kỹ lưỡng.

     

    3.2. 4 Điều không nên làm khi nâng tầng nhà phố

    Cơi nới quá cao so với sức chịu lực của kết cấu cũ: Chiều cao khi sửa nhà lên tầng có ảnh hưởng rất lớn đối với nền móng cũ. Tùy vào độ chịu tải của móng mà bạn tính toán chiều cao hợp lý. Nếu móng yếu mà nâng thêm tầng nhà cao hơn độ cao cho phép thì sẽ gia tăng áp lực, về sau sẽ làm nghiêng hoặc sụt lún nhà ở.

    Bỏ qua các hiện tượng nứt, nghiêng, sụt lún: Nền móng cũ khi kết hợp với vật liệu mới sẽ không tránh khỏi tình trạng xuống cấp, không tương thích với nhau. Vì thế trong quá trình sửa nhà lên tầng bạn không được bỏ qua hiện tượng nghiêng, sụt lún để có biện pháp xử lý phù hợp, đảm bảo an toàn.

    Bỏ qua các hiện tượng nứt, nghiêng, sụt lún khi sửa nhà nâng tầng sẽ gây thiệt hại nặng nề

    Bỏ qua các hiện tượng nứt, nghiêng, sụt lún khi sửa nhà nâng tầng sẽ gây thiệt hại nặng nề

     

    Không kiểm tra khả năng chịu lực: Dù đơn vị sửa nhà thêm tầng có đưa ra các nhận định về khả năng chịu lực của móng, trụ cột thì bạn vẫn phải yêu cầu họ kiểm tra thực tế nếu không không gặp phải tình trạng sụt lún, nghiêng nứt.

    Vi phạm quy định về độ cao và khoảng lùi trong bản vẽ cấp phép: Nếu vi phạm bất kỳ quy định nào trong xây dựng sẽ khiến cho việc nâng thêm tầng nhà bị ảnh hưởng. Tốt nhất là bạn nên tính toán thật kỹ, xin giấy phép để quá trình xây dựng thuận lợi, suôn sẻ.

     

    4. Nâng thêm tầng nhà có cần xin giấy phép không?

    Căn cứ vào khoản 30 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi năm 2020, với trường hợp nhà ở riêng lẻ khi xây dựng mới phải có giấy phép xây dựng trước khi khởi công thì việc xây thêm tầng cũng cần phải xin giấy phép xây dựng.

    Việc nâng thêm tầng nhà cần phải có giấy phép xây dựng trước khi thực hiện là điều dễ hiểu vì đây là trường hợp sửa chữa, cải tạo làm ảnh hưởng đến an toàn kết cấu chịu lực của công trình.

    Để xin giấy phép, theo quy định tại Điều 96 Luật xây dựng 2014, bạn cần phải chuẩn bị các loại giấy tờ như đơn đề nghị cấp phép sửa chữa, cải tạo nâng tầng nhà; bản sao chứng minh quyền sở hữu, quản lý, sử dụng công trình, nhà ở; bản vẽ, ảnh chụp hiện trạng công trình cần sửa chữa; bản vẽ thiết kế nâng tầng,...

    Chuẩn bị đầy đủ giấy tờ trong hồ sơ xin cấp phép sửa chữa nâng tầng nhà ở

    Chuẩn bị đầy đủ giấy tờ trong hồ sơ xin cấp phép sửa chữa nâng tầng nhà ở

     

    Hồ sơ sẽ được nộp tại Uỷ ban nhân dân cấp huyện/quận. Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ họp lệ, thời gian xin giấy phép nâng thêm tầng nhà khoảng 20 ngày với công trình và 15 ngày với nhà ở riêng lẻ.

    Bạn cần phải biết rằng, không phải muốn nâng thêm tầng nhà bao nhiêu cũng được mà còn phải phù hợp với quy hoạch của địa phương nhất ở ở khu vực khống chế chiều cao. Do đó, khi tiến hành sửa nhà thêm tầng cần phải tuân thủ chiều cao cho phép, nếu vi phạm sẽ bị phạt, phá dỡ và phát sinh nhiều vấn đề khác.

     

    5. HUTRA - Đơn vị sửa nhà thêm tầng uy tín

    Thay vì dành nhiều thời gian nghiên cứu, tìm hiểu về các thi công sửa nhà lên tầng thì bạn hãy lựa chọn dịch vụ trọn gói. Ưu tiên lựa chọn dịch vụ tại các đơn vị uy tín, có thông tin và hợp đồng rõ ràng. Và HUTRA là đơn vị bạn nên cân nhắc ưu tiên lựa chọn.

    HUTRA - Đơn vị sửa nhà thêm tầng uy tín

    HUTRA - Đơn vị sửa nhà thêm tầng uy tín

     

    Những lý do nên sử dụng dịch vụ sửa nhà thêm tầng tại HUTRA

    • Đơn vị uy tín, nhiều năm kinh nghiệm; nhận được nhiều đánh giá tích cực của khách hàng.

    • Đội ngũ kỹ sư chất lượng cao đưa ra giải pháp nâng tầng nhà ở phù hợp với mong muốn, điều kiện tài chính của gia chủ.

    • Công nhân thi công lành nghề, đảm bảo chất lượng và tiến độ.

    • Cam kết sử dụng vật liệu tốt, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

    • Có đầy đủ hợp đồng, bảng giá chi tiết đảm bảo quyền lợi của khách hàng.

    • Cam kết không phát sinh chi phí trong quá trình thi công.

    • Mức giá cạnh tranh, nhiều ưu đãi hấp dẫn khi khách hàng sử dụng trọn gói dịch vụ.

    • Ngoài ra, HUTRA còn cung cấp nhiều dịch vụ sửa chữa khác như sửa chữa nhà cấp 4, nhà tắm, nhà vệ sinh; xây mới nhà ở, công trình xây dựng,...

    Mong rằng, với những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn lựa chọn được đơn vị sửa chữa và nâng thêm tầng nhà uy tín, giá tốt. Sử dụng trọn gói dịch vụ tại HUTRA sẽ giúp bạn đảm bảo tiến độ, chất lượng thi công và tiết kiệm chi phí. Liên hệ hotline để được hỗ trợ nhanh nhất.