Chào mừng bạn đến với vật liệu nội thất Hutra

Hiển thị 0 kết quả

Nhà xưởng hoạt động lâu năm và liên tục với tần suất lớn. Thông thường, các doanh nghiệp kiểm tra, bảo trì định kỳ. Tuy nhiên, không thể tránh khỏi nhà xưởng xuống cấp theo thời gian. Để đảm bảo công tác hoạt động, sản xuất diễn ra ổn định, việc sửa chữa nhà xưởng vô cùng cần thiết, nó cũng giúp doanh nghiệp thay đổi để đáp ứng nhu cầu phát triển ngày càng lớn mạnh.

Khảo sát nắm rõ tình trạng nhà xưởng

Khảo sát nắm rõ tình trạng nhà xưởng

 

1. Những lý do cần phải sửa chữa nhà xưởng

1.1. Do nhà xưởng đã sử dụng quá lâu

Bất kì công trình hay sự vật gì cũng sẽ dần thay đổi theo thời gian. Dưới tác động của môi trường thời tiết, tác nhân xung quanh, sau một thời gian sử dụng nhất định, nhà xưởng sẽ gặp tình trạng xuống cấp.

 

1.2. Không bảo dưỡng, bảo trì nhà xưởng định kỳ

Không bảo dưỡng, bảo trì là nguyên nhân gián tiếp dẫn đến việc nhà xưởng ngày càng xuống cấp trầm trọng, lâu dần sẽ gây khó khăn cho việc sửa chữa trong tương lai. Trái lại, bảo trì, bảo dưỡng định kỳ giúp doanh nghiệp khắc phục kịp thời các tổn thất cơ sở vật chất của nhà xưởng.

 

1.3. Tối ưu dây chuyền sản xuất

Đơn vị cần sửa chữa, cơi nới, mở rộng nhà xưởng để tối ưu hóa dây chuyền sản xuất, đảm bảo việc sắp xếp trang thiết bị, các loại máy móc, nguyên vật liệu khoa học hơn, đem lại hiệu suất làm việc vượt trội.

 

1.4. Doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất

Nhiều doanh nghiệp có mong muốn mở rộng diện tích, quy mô nhà xưởng để tăng cường sản xuất thêm nhiều chủng loại hoặc số lượng sản phẩm. Do vậy, sửa chữa nhà xưởng trở thành nhu cầu thiết yếu của doanh nghiệp.

Nhà xưởng chật hẹp không đủ không gian sản xuất

Nhà xưởng chật hẹp không đủ không gian sản xuất

 

1.5. Chuyển đổi mục đích sử dụng

Nghiên cứu sắp xếp lại không gian theo công năng rất quan trọng. Ở mỗi giai đoạn phát triển, nhà xưởng cần thay đổi bài trí để phù hợp công năng. Ví dụ như, biến khu chế biến thành nhà kho, xưởng sản xuất hay sửa kho lưu trữ thành điểm bán hàng, văn phòng,... 

 

1.6. Cơ quan thanh tra yêu cầu phải sửa chữa nhà xưởng

Các đơn vị Nhà Nước sẽ có những đợt kiểm tra định kỳ để đảm bảo an toàn cho người lao động và tài sản của doanh nghiệp trong suốt quá trình vận hành sản xuất. Khi kho xưởng không đạt chuẩn an toàn lao động, doanh nghiệp cần tiến hành sửa chữa kịp thời nếu không sẽ bị phạt hành chính hoặc những mức phạt cao hơn.

Nhà xưởng cần đạt chuẩn an toàn lao động theo quy định

Nhà xưởng cần đạt chuẩn an toàn lao động theo quy định

 

2. Công đoạn chuẩn bị trước khi sửa nhà xưởng

2.1. Đánh giá tình trạng xuống cấp của nhà xưởng

Trước khi bắt đầu bất kỳ công việc xây dựng sửa chữa nào, việc quan trọng nhất là đánh giá hiện trạng mặt bằng. Các vấn đề như kết cấu phần cứng, hệ thống điện, hệ thống cấp thoát nước và các điều kiện an toàn khác cần được kiểm tra, khảo sát kỹ lưỡng.

Xác định được những tồn tại và đánh giá tình trạng xuống cấp sẽ giúp bạn lên kế hoạch sửa chữa hiệu quả và chi tiết hơn rất nhiều. Chỉ cần 1 lỗi như rò rỉ điện, nước hay hệ thống mái che sập xệ là có thể gây nguy hiểm cho công nhân và máy móc, thiết bị trong xưởng.

 

2.2. Lập kế hoạch chi tiết và dự trù ngân sách

Sau bước khảo sát ban đầu, bạn cần lên kế hoạch cần sửa những hạng mục gì, đồng thời xác định ngân sách dự kiến cho từng mục. Hãy sắp xếp các hạng mục theo độ ưu tiên, tính thiết yếu từ cao nhất đến thấp nhất, ước tính chi phí từng hạng mục và tiến độ sửa chữa cho từng giai đoạn.

Cân đối chi phí sửa chữa xưởng phù hợp

Cân đối chi phí sửa chữa xưởng phù hợp

 

Lên kế hoạch chi tiết và cẩn thận giúp bạn tiết kiệm tiền bạc và tối ưu thời gian, đảm bảo rằng công việc được thực hiện theo đúng tiến độ kế hoạch.
 

2.3. Xin giấy cấp phép sửa chữa từ cơ quan chức năng

Doanh nghiệp cần tìm hiểu về luật xây dựng và bảo vệ môi trường và các quy định pháp luật liên quan. Trước khi tiến hành sửa chữa, bạn hãy kiểm tra xem doanh nghiệp đã có đủ các hồ sơ, giấy cấp phép cần thiết để thực hiện công việc hay không.

Phải được cấp phép mới sửa chữa xưởng được

Phải được cấp phép mới sửa chữa xưởng được

 

Trong một số trường hợp, bạn cần phải lên các cơ quan chức năng để nộp đơn xin cấp phép xây dựng hoặc thông báo về kế hoạch sửa chữa nhà xưởng của doanh nghiệp mình.
 

2.4. Lựa chọn nhà thầu uy tín, có kinh nghiệm

Việc nghiên cứu hồ sơ thầu và lựa chọn đơn vị để thực hiện công việc sửa chữa nhà xưởng cũng rất quan trọng. Doanh nghiệp cần nghiên cứu và trao đổi công việc với các nhà thầu có kinh nghiệm trong lĩnh vực sửa chữa, cải tạo nhà xưởng.

Hutra tư vấn thiết kế, thi công nhiều công trình nhà xưởng tại Hà Nội và Miền Bắc

Đơn vị tư vấn thiết kế, thi công nhiều công trình nhà xưởng tại Hà Nội và Miền Bắc

 

Lựa chọn một nhà thầu có kinh nghiệm trong việc sửa chữa nhà xưởng và đã từng hoàn thành thành công nhiều dự án tương tự sẽ đảm bảo rằng công việc của bạn sẽ được thực hiện suôn sẻ và đạt chất lượng cao.

 

2.5. Tuyển chọn vật liệu và thiết bị máy móc

Doanh nghiệp cần tìm hiểu cẩn thận, đặt hàng từ trước các vật liệu và thiết bị cần thiết. Lên danh sách các nguyên vật liệu cần thiết theo bản kế hoạch sửa nhà xưởng. Sau đó, bạn cần liên hệ với các đơn vị kho cung cấp để chuẩn bị đủ nguồn vật liệu phục vụ sửa chữa.

Trường hợp nhà thầu đủ năng lực cung ứng nguyên liệu, vật tư đúng chuẩn và có sẵn máy móc, công cụ dụng cụ thì bạn cũng nên xem xét lựa chọn phương án này để công việc gói gọn đơn giản hơn. Những nhà thầu có sẵn kho xưởng sản xuất vật liệu cũng là ưu thế tuyệt vời.

Hutra có sẵn tổng kho vật liệu hơn 2500m2 tại Chương Mỹ, Hà Nội

Hutra có sẵn tổng kho vật liệu hơn 2500m2 tại Chương Mỹ, Hà Nội

 

2.6. Lập kế hoạch về an toàn lao động

An toàn lao động là tiêu chí quan trọng trong quá trình sửa chữa nhà xưởng. Để bảo vệ công nhân trong xưởng và thợ thi công khỏi tai nạn và chấn thương, doanh nghiệp cần lập kế hoạch an toàn lao động chặt chẽ và đầy đủ. Hãy trang bị đầy đủ thiết bị bảo hộ cá nhân như mũ bảo hiểm, găng tay và kính bảo hộ khi làm việc.

 

3. Những hạng mục sửa nhà xưởng cần đặc biệt chú ý

3.1. Hạng mục sửa nền nhà xưởng

Nhà xưởng hay nhà kho chứa các vật có trọng lượng nặng như hệ thống cơ khí, máy móc lớn,… có khả năng bị sạt lún xuống do sử dụng lâu ngày. Ngoài ra, sàn có thể bị nứt, vỡ gạch, lốc sàn, mất nước sơn do va chạm máy móc, xe đẩy hàng.

Công tác sửa sàn nhà xưởng

Công tác sửa nền nhà xưởng

 

Đơn vị thi công cần kiểm tra kỹ lại kết cấu sàn bởi nền ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ và tuổi thọ của nhà xưởng. Phương án lúc này là lát gạch, xi măng, nâng cao nền hoặc gia cố móng chắc chắn hơn.

 

3.2. Sửa chữa mái tôn, nâng mái

Nhà xưởng thường lợp mái tôn để tiết kiệm chi phí. Nhưng sau khi sử dụng một thời gian, mái tôn hay xảy ra một số lỗi xuống cấp.

Việt Nam lại khá thường xuyên có mưa bão, việc lốc mái hay đinh tán bị tróc ra cũng dễ gặp. Nếu để tình trạng này kéo dài thì mái tôn sẽ ngày càng hư hỏng nặng, thậm chí có thể không đảm bảo được công năng che mưa nắng thông thường. Điều này ảnh hưởng đến máy móc, chất lượng sản phẩm và quan trọng hơn hết là độ an toàn cho người lao động.

 

3.3. Hệ thống cấp thoát nước, ống ga

Hệ thống cấp thoát nước ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động sản xuất của nhà xưởng. Chính vì vậy, hạng mục này luôn cần được bảo trì định kỳ.

Hệ thống cấp nước, thoát nước, đường ống gas cần được quan tâm hàng đầu khi nhà xưởng xuống cấp. Cần lường trước được những hiện tượng đọng nước, thấm ngược để hoạt động sản xuất không bị đình trệ hoặc gây hại cho máy móc.

 

3.4. Kiểm tra sửa chữa hệ thống điện

Hệ thống điện rất quan trọng trong việc duy trì hoạt động của nhà xưởng hay bất kì doanh nghiệp nào. Đường dây điện cân được kiểm tra thường xuyên, kiểm soát được rủi ro rò rỉ điện tại các mối nối. Trường hợp cần thiết, bạn cần yêu cầu nhà thầu đi lại đường điện để đảm bảo an toàn tuyệt đối.

 

3.5. Hệ thống phòng chống cháy nổ

Nhà xưởng thường xuyên hoạt động với công suất lớn. Đây cũng là nơi đông người làm việc, tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ cháy nổ. Ngoài việc đào tạo người lao động bình tĩnh xử lý mọi tình huống thì trước tiên, chủ doanh nghiệp cần đặc biệt quan tâm đến trang thiết bị phòng chống cháy chữa cháy.

Lắp đặt đầy đủ thiết bị PCCC cho nhà xưởng

Lắp đặt đầy đủ thiết bị PCCC cho nhà xưởng

 

3.6. Làm lại hệ thống cửa và hàng rào lan can

Nếu hệ thống cửa hay lan can bị rỉ sét, bạn phải sửa chữa để đảm bảo hệ thống bảo vệ, an ninh nhà xưởng được an toàn. Tùy vào tình trạng của cửa mà sẽ có một số phương án xử lý như sơn mạ kẽm hay sơn chống sét.

Nếu cửa quá xuống cấp, doanh nghiệp nên cân nhắc thay cửa mới an toàn hơn.

 

3.7. Xây tường, đổ bê tông

Xây tường và đổ bê tông là những hạng mục xây dựng được sử dụng trong nhiều công trình sửa chữa bao gồm việc phân chia không gian và nới rộng nơi làm việc.

 

3.8. Sửa chữa phòng 

Các yêu cầu sửa chữa phòng cho nhà xưởng thường là để làm văn phòng hoặc khu nhà ở nhân viên, hay sửa chữa mở rộng diện tích nhà xưởng.

 

3.9. Xử lý chống thấm tường, trần nhà xưởng

Tìm hiểu nguyên tường và trần nhà xưởng bị thấm nước để lựa chọn giải pháp xử lý phù hợp. Phần mái tôn của nhà xưởng rất dễ hỏng hóc, dẫn đến không đủ khả năng che mưa gió, ảnh hưởng trực tiếp đến tường bên trong.

 

3.10. Sửa chữa trần thạch cao

Thực tế, trần thạch cao rất dễ bị hỏng hóc do nhiều tác nhân môi trường. Làm trần nhà thạch cao mới sẽ giúp môi trường làm việc an toàn và mát mẻ, tính thẩm mỹ cũng cao hơn hẳn.

 

3.11. Hạng mục sửa chữa tường

Những bức tường bị bong tróc sơn hay va quyệt gây bẩn, mất thẩm mỹ tổng thể. Doanh nghiệp cần để ý đến vấn đề trực quan này.

 

3.12. Chống nóng nhà xưởng

Hầu hết các nhà xưởng đều không mấy quan tâm đến khả năng cách nhiệt. Mà lý do dễ hiểu là vấn đề chi phí. Hiện nay, có một số phương pháp hiệu quả để tránh nóng trong nhà xưởng mà ít tốn kém như hệ thống mái tôn hai lớp hoặc làm trần thạch cao chống nóng.

Tùy vào tình hình thực tế tại mỗi nhà xưởng mà nhà thầu sẽ đề xuất những phương án sửa chữa phù hợp cho doanh nghiệp.

 

4. Hutra phát triển đội ngũ thi công sửa chữa, cải tạo nhà xưởng

Hutra là đơn vị tư vấn, thiết kế, thi công chuyên nghiệp các công trình cải tạo, sửa chữa nhà dân, chung cư, nhà ống, nhà cấp 4,... không thể thiếu nhà xưởng. Với gần 10 năm kinh nghiệm trong nghề, Hutra có hệ thống quản lý và năng lực vững chắc.

Tại Hutra, chúng tôi luôn quan tâm đào tạo, phát triển con người. Để xử lý được những công trình khó nhất, đòi hỏi những kỹ sư có trình độ chuyên môn cao, đội thợ lành nghề, đồng đều về tinh thần trách nhiệm.

Hutra ngày càng phát triển theo hướng chuyên môn sửa chữa, cải tạo, giúp nhiều công trình được “thay áo mới”. Hutra lấy chữ tín làm giá trị cốt lõi, nỗ lực đem đến trải nghiệm tuyệt vời cho khách hàng từ những công trình hoàn hảo.

 

5. Quá trình sửa chữa nhà xưởng chuyên nghiệp

B1: Nhận nhu cầu từ doanh nghiệp cần sửa nhà xưởng

B2: Khảo sát hiện trạng nhà xưởng xuống cấp

B3: Lập bảng báo giá gửi đến doanh nghiệp

B4: 2 bên thống nhất báo giá, ký kết hợp đồng

B5: Thi công sửa nhà xưởng

B6: Kiểm tra và bàn giao công trình

B7: Thanh lý hợp đồng, xuất phiếu bảo hành cho khách hàng

Thông tin liên hệ

Bạn muốn sử dụng dịch vụ của Hutra. Vui lòng liên hệ trực tiếp nhân viên tư vấn khách hàng hoặc để lại thông tin cho chúng tôi:

  • Địa chỉ: Số 294B, Lê Trọng Tấn, P. Khương Mai, Thanh Xuân, Hà Nội.
  • Phone: 093 452 9909
  • Email: hutra.santuongnhua@gmail.com
Hutra