Chào mừng bạn đến với vật liệu nội thất Hutra

Hồ sơ, thủ tục xin giấy phép sửa chữa nhà ở [Update mới nhất 2023]

(4.8/5) - 88 bình chọn.
Mục lục bài viết

    Xin giấy phép sửa chữa nhà ở là yêu cầu bắt buộc nếu bạn muốn cải tạo, tu sửa và cơi nới công trình. Vậy giấy phép sửa chữa nhà là gì? Khi nào cần phải xin giấy phép sửa nhà? Thủ tục thực hiện như thế nào? Thông tin chi tiết sẽ được Hutra bật mí trong bài viết dưới đây nhé!

     

    1. Giấy phép sửa chữa nhà là gì?

    Giấy phép sửa chữa nhà là một văn bản pháp lý do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho cá nhân để sửa chữa, cải tạo công trình. Nó là công cụ quan trọng giúp các tổ chức quy hoạch đất xác định xem người dân sử dụng đất đúng theo quy định hay không. 

    Mẫu đơn xin giấy phép sửa chữa, cải tạo nhà ở

    Mẫu đơn xin giấy phép sửa chữa, cải tạo nhà ở

     

    2. Các trường hợp phải xin giấy phép sửa chữa nhà cấp tốc

    Theo quy định mới về sửa chữa nhà ở (căn cứ theo Luật xây dựng 2014 và Nghị định 15/2021/NĐ-CP), chủ nhà phải xin giấy phép sửa chữa nhà trong các trường hợp sau:

    • Trường hợp 1: Việc sửa chữa, cải tạo làm thay đổi kết cấu chịu lực công trình như: xây cầu thang mới, nâng thêm tầng, gia cố móng, xử lý tình trạng nghiêng, sụt lún,...

    • Trường hợp 2: Cải tạo mặt ngoài của công trình tiếp giáp với đường thuộc quản lý kiến trúc đô thị. (Áp dụng trong trường hợp nhà phố tại các khu đô thị lớn).

    • Trường hợp 3: Việc sửa chữa, cải tạo làm thay đổi công năng sử dụng của ngôi nhà. 

    • Trường hợp 4: Việc sửa chữa gây ảnh hưởng đến môi trường và các công trình lân cận. 

    Các trường hợp cần xin phép khi tu sửa nhà ở, công trình

    Các trường hợp cần xin phép khi tu sửa nhà ở, công trình

     

    Tóm lại, nếu bạn muốn cơ nới, thay đổi quy mô, công năng và kết cấu chịu lực của ngôi nhà thì buộc phải xin giấy phép. Đồng thời, cần chuẩn bị thêm hồ sơ kiểm định móng trước khi tiến hành thi công. Để được cấp phép cải tạo, chủ nhà phải làm hồ sơ và trình lên cơ quan có thẩm quyền. 

    Các trường hợp sửa nhà nhưng không làm thay đổi kết cấu chịu lực như xây nhà vệ sinh mới, thay ngói, trang trí nội thất, lăn sơn nước,lát nền, sửa chữa hệ thống điện,... không cần xin phép trước khi thi công.

     

    3. Thủ tục xin giấy phép sửa chữa nhà ở 

    3.1. Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

    Chủ nhà cần chuẩn bị 2 bộ hồ sơ đề nghị cấp giấy phép cải tạo nhà ở. Hồ sơ gồm có:

    • Đơn đề nghị cấp giấy phép cải tạo, sửa chữa công trình (Theo mẫu trong Nghị định 15/2021/NĐ-CP).

    • Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu đất, công trình theo quy định. 

    • Bản vẽ hiện trạng các khu vực dự kiến cải tạo, tu sửa đã được phê duyệt theo quy định. Yêu cầu bản vẽ phải có tỷ lệ tương ứng với các bản vẽ trong hồ sơ đề nghị xin cấp phép và ảnh chụp thực tế hiện trạng công trình, công trình lân cận trước khi cải tạo. 

    • Hồ sơ thiết kế tu sửa, cải tạo nhà ở theo quy định. 

    • Bản cam kết không làm ảnh hưởng đến các công trình lân cận (có chữ ký kèm theo).

    Chuẩn bị hồ sơ để xin cấp phép sửa chữa, cải tạo công trình

    Chuẩn bị hồ sơ để xin cấp phép sửa chữa, cải tạo công trình

     

    3.2. Bước 2: Nộp hồ sơ

    Xin giấy phép sửa chữa nhà ở đâu? Chủ nhà nộp hồ sơ đã chuẩn bị lên lên UBND các cấp (huyện, xã, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh/ trực thuộc trung ương) nơi có công trình dự kiến cải tạo. 

    Cơ quản thẩm quyền có trách nhiệm tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ của người nộp. Trong trường hợp hồ sơ không đáp ứng yêu cầu, phía đơn vị sẽ hướng dẫn người nộp hoàn thiện đầy đủ.

     

    3.3. Bước 3: Nộp lệ phí

    Chi phí xin giấy phép sửa chữa nhà ở bao nhiêu do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh nơi có công trình quyết định. Không có mức phí cố định cho tất cả các khu vực, thường dao động từ vài chục đến vài trăm nghìn.

     

    3.4. Bước 4: Đợi kết quả

    Cơ quan chịu trách nhiệm tiến hành kiểm tra, đối chiếu nội dung mô tả trong hồ sơ với thực địa để đưa ra quyết định đúng đắn nhất. Nếu hợp lệ thì sẽ cấp giấy phép sửa chữa, cải tạo công trình cho người nộp hồ sơ. 

    Thời gian trả kết quả không quá 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. 

     

    4. Những điều cần lưu ý khi xin giấy phép sửa chữa nhà ở

    • Đơn vị đảm nhận nhiệm vụ giải quyết và cấp giấy phép cải tạo, sửa chữa nhà là Ủy Ban Nhân Dân huyện hoặc tỉnh hoặc quận nơi công trình thi công. Bạn nên tìm hiểu thật kỹ và nộp đúng nơi, tránh tình trạng nộp sai mất nhiều thời gian và có thể bị thất lạc hồ sơ. 

    • Thủ tục xin cấp giấy phép sửa chữa công trình khá phức tạp, cần nhiều giấy tờ. Nếu như không có nhiều kinh nghiệm thì bạn sẽ mất khá nhiều thời, công sức trong khâu chuẩn bị. Đặc biệt trong trường hợp cần giấy phép gấp cho kịp tiến độ thi công sẽ rất khó khăn, vất vả. Vì vậy, bạn có thể chọn dịch vụ xin giấy phép sửa nhà trọn gói để được hỗ trợ. Lưu ý, nên sử dụng dịch vụ của các đơn vị uy tín để đảm bảo không có bất kỳ sự cố nào xảy ra trong quá trình thực hiện.

    • Việc thi công sửa chữa có thể bị gián đoạn nếu Sở xây dựng phát hiện các hạng mục bạn xin phép trong hồ sơ khác với thực tế. Vì vậy, hãy kê khai và thực hiện theo đúng hồ sơ xin phép. Điều này thể hiện sự tôn trọng với pháp luật, không làm ảnh hưởng đến tiến độ sửa nhà. 

    Các lưu ý khi xin giấy phép cải tạo, sửa chữa nhà

    Các lưu ý khi xin giấy phép cải tạo, sửa chữa nhà

     

    Trên đây là bài viết chia sẻ về hồ sơ và quy trình xin giấy phép sửa chữa nhà. Hy vọng sẽ mang đến nhiều thông tin tham khảo hữu ích cho quý bạn đọc. 

    Hutra là đơn vị thi công sửa chữa nhà trọn gói uy tín, chất lượng số #1 tại khu vực Hà Nội. Với đội ngũ kỹ sư giàu kinh nghiệm, chúng tôi cam kết mang đến cho khách hàng phương án phù hợp nhất. Thi công nhanh chóng, cam kết đúng tiến độ và bảo hành công trình sau hoàn thiện. Chi phí phải chăng, hỗ trợ làm hồ sơ xin phép thi công. Quý khách hàng quan tâm đến dịch vụ sửa chữa nhà của Hutra vui lòng liên hệ đến hotline 093 452 9909 để được hỗ trợ tốt nhất!