Theo thời gian sử dụng, trần nhà là hạng mục rất dễ bị hư hỏng do nhiều nguyên nhân khác nhau. Lúc này, bạn cần tiến hành khắc phục nhanh chóng ngay khi phát hiện nó bị các vết rạn, nứt tránh gây ảnh hưởng nghiêm trong về sau. Dưới đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về các cách sửa trần nhà hiệu quả và tiết kiệm nhé!
Trước khi sửa chữa, cần xác định rõ nguyên nhân gây hư hỏng trần nhà là gì. Việc này sẽ giúp bạn lựa chọn phương pháp xử lý phù hợp và hiệu quả nhất. Thường những lý do phổ biến bao gồm:
Do yếu tố thời tiết như nước mưa, nắng nóng, gió bão ảnh hưởng đến chất lượng trần nhà gây ra các vết nứt, bong tróc, thấm dột.
Quá trình thi công kém chất lượng, trần nhà làm từ vật liệu rẻ tiền, không đảm bảo kỹ thuật dẫn đến lỗi như nứt rãnh, cong vênh, thiếu thẩm mỹ.
Tác động quá mạnh lên trần nhà cũng có thể làm thủng, nứt, vỡ khu vực này.
Nhà xây trên vùng đất trũng và yếu, nền kém không vững chắc nên khi gặp động đất sẽ xuất hiện vết nứt nghiêm trọng.
Trần nhà bị quá tải trọng như đặt nhiều độ vật nặng lên trên, không tuân thủ quy định về khoảng cách các thanh treo,... cũng dễ khiến nó hư hỏng.
Có nhiều nguyên nhân tác động khiến trần nhà bị hư hỏng
Lỗi này rất thường gặp gây mất thẩm mỹ, nếu không xử lý kịp thời sẽ dẫn đến vết nứt rộng và sâu hơn. Các bước thực hiện như sau:
Bước 1: Dùng dao cạo hoặc giấy nhám vệ sinh sạch sẽ khu vực có vết nứt chân chim trên trần nhà.
Bước 2: Trộn hỗn hợp xi măng và cát mịn, trét vào chỗ nứt.
Bước 3: Đợi đến khi nó khô sau khoảng 24 giờ thì làm sạch, đánh bóng lại chỗ vừa sửa.
Bước 4: Cuối cùng sơn phủ lên để hoàn thiện là xong. Nên thêm lớp sơn chống thấm để tránh bị nứt trần trở lại.
Trét hỗn hợp xi măng và cát mịn vào chỗ vết nứt trên trần nhà
Có nhiều cách để sửa trần nhà bị vết nứt rãnh sâu khác nhau. Tuy nhiên, phương án đơn giản và được áp dụng phổ biến nhất là người ta hay dùng silicon. Các bước thực hiện như sau:
Bước 1: Làm sạch khu vực trần nhà bị nứt, rãnh bằng giấy nhám hoặc dao cao chuyên dụng.
Bước 2: Quét 1 lớp keo chống thấm vào đúng rãnh nứt.
Bước 3: Bắn keo silicon lấp đầy chỗ vết nứt và đợi 24 giờ cho nó khô lại.
Bước 4: Vệ sinh và đánh bóng bề mặt vùng trần nhà đã sửa.
Bước 5: Phủ sơn lên để hoàn thiện bề mặt trần nhà vừa xử lý là hoàn thành.
Bắn keo silicon vào những vết nứt, vết rãnh trên trần nhà
Nếu phát hiện trần nhà mình xuất hiện những vết nứt có kích thước quá nhỏ dưới 7mm thì bạn không nên chắp vá. Bởi việc này có thể khiến vết nứt lan rộng hơn và gây khó khăn cho việc sửa chữa sau này. Thay vào đó, hãy phủ kín bằng bột bả để che đi vết nứt và tạo bề mặt phẳng cho trần nhà, vừa nhanh chóng vừa tiết kiệm.
Khu vực trần vừa sửa cần được bảo vệ cẩn thận bằng cách đặt miếng dán, đóng vít vào từng góc và giữ khoảng cách giữa các vít khoảng 5 inch cho an toàn. Bên cạnh đó, không treo bất cứ thứ gì nặng lên chỗ đã sửa chữa trong vòng vài ngày hoặc vài tuần tùy thuộc vào loại vật liệu sửa chữa bạn đã sử dụng. Tránh chà xát mạnh vào chỗ trần đã sửa để không làm hỏng lớp sơn hoặc lớp phủ.
Nếu kết cấu trần nhà quá dài và võng xuống nhiều thì bạn không nên sửa chữa mà hãy gia cố khung xương và thay mới trần. Vì việc sửa trần trong trường hợp này không hiệu quả mà còn tiềm ẩn nguy hiểm. Cách gia cố khung xương và lắp mới sẽ giúp đảm bảo chất lượng và tính thẩm mỹ cho hệ thống trần hơn.
Gia cố khung xương trần nhà khi kết cấu trần bị dài và võng xuống
Chi phí sửa chữa trần nhà phụ thuộc vào nhiều yếu tố như loại trần, mức độ hư hỏng, kích thước khu vực cần xử lý, chất lượng vật liệu, thuê nhân công,... Thường dao động trong khoảng 100.000đ - 200.000đ/m2. Còn giá khắc phục vết nứt nhỏ chỉ tầm 20.000đ - 50.000đ/m2. Bạn phải dự toán kinh phí trước để đảm bảo rằng có đủ ngân sách chi trả.
Với những ai không có kinh nghiệm, chuyên môn hoặc lỗi hư hỏng trần nhà quá nặng thì tốt nhất hãy nhờ đến sự tư vấn và hỗ trợ của đơn vị sửa chữa uy tín. Hiện Hutra là điểm đến tin cậy của đông đảo khách hàng khi có nhu cầu sửa, cải tạo nhà tại khu vực Hà Nội cũng như các tỉnh miền Bắc. Cam kết chất lượng công trình hoàn hảo, báo giá cạnh tranh, phục vụ chu đáo. Thông tin liên hệ: 093.452.9909.
Trên đây là thông tin về nguyên nhân, cách làm và những điều cần lưu ý khi tiến hành sửa trần nhà. Mong rằng, sẽ giúp các bạn có thêm kiến thức bổ ích để áp dụng vào thực tế khi ngôi nhà của mình xuất hiện lỗi ở khu vực trần.