Chào mừng bạn đến với vật liệu nội thất Hutra

(Bỏ túi) Các lưu ý cần thiết khi cải tạo nhà tường chịu lực nhanh gọn rẻ

(4.8/5) - 88 bình chọn.
Mục lục bài viết
    Cải tạo nhà tường chịu lực là công việc đơn giản nhưng đòi hỏi sự tỉ mỉ, tính toán kỹ càng để hạn chế các rủi ro cho công trình xây dựng. Cùng tìm hiểu các lưu ý cần thiết sau đây khi cải tạo nhà xây tường chịu lực, chắc chắn sẽ giúp ích bạn rất nhiều đó.
     

    1. Tường chịu lực là gì?

    Tường chịu lực là tường chịu thêm tải trọng của các bộ phận khác ngoài trọng tải của chính nó. Chính vì thế, cải tạo nhà tường chịu lực chính là việc tác động không gian nhưng vẫn duy trì chức năng, công dụng của bức tường đó.
     
    Tường chịu lực là gì?
    Tường chịu lực là gì?
     
    Theo các chuyên gia, hệ thống kết cấu chịu lực của nhà dân thường có 3 loại đó là kết cấu tường chịu lực, kết cấu khung chịu lực và kết cấu không gian chịu lực. Tường chịu lực thường sử dụng loại vật liệu chính đó là gạch đất nung hoặc bê tông. Bề dày tối thiểu của tường là 20cm, sử dụng loại gạch có khả năng chịu nén lớn hơn 50kg/cm2. Vì đặc trưng cơ bản vốn có nên khi cải tạo nhà tường chịu lực các gia đình, đơn vị thực hiện thi công cần phải chú ý tới thông số kỹ thuật cần thiết.
     

    2. Có các loại tường chịu lực nào?

    Trong quá trình cải tạo nhà tường chịu lực bạn cần biết phân biệt được các loại tường chịu lực để có phương án cải tạo phù hợp. Dựa theo nhiều tiêu chí khác nhau, tường chịu lực được chia thành các loại sau:
     

    2.1. Tường chịu lực ngang

     
    Tường chịu lực ngang
    Tường chịu lực ngang
     
    Là loại tường chịu lực được bố trí, sắp xếp theo phương ngang. Ưu điểm của loại tường này đó là:
     
    • Kết cấu đơn giản, ít sàn gác nhịp nhỏ, ít dầm
       
    • Được sử dụng để làm tường thu hồi, có kết cấu chịu lực chính
       
    • Khả năng cách âm tốt
       
    Bên cạnh các ưu điểm, tường chịu lực ngang còn có một số hạn chế như:
     
    • Không gian bố trí không được linh hoạt, đơn điệu
       
    • Tường ngang dày, nhiều nên tốn vật liệu xây dựng
       
    • Móng nhà cần phải chịu được trọng tải lớn.

     

    2.2. Tường chịu lực dọc

    Tường chịu lực dọc là loại tường được bố trí theo phương dọc. Ưu điểm của loại tường chịu lực này đó là:
    • Tiết kiệm vật liệu, diện tích xây dựng, giảm tải trọng cho móng
       
    • Tận dụng được khả năng chịu lực của tường ngoài
       
    • Bố trí mặt bằng trong nhà một cách linh hoạt.
       
    • Điểm trừ của tường chịu lực dọc đó là khả năng cách âm kém do tường mỏng. Mặt khác còn hạn chế việc mở cửa sổ.
       

    3. Lưu ý khi cải tạo nhà tường chịu lực nhanh giá rẻ

    Vào dịp cuối năm, nhu cầu cải tạo, sửa chữa hay mở rộng không gian, thêm tầng rất lớn. Có rất nhiều hộ gia đình muốn phá bỏ một số bức tường nhưng không phải bức tường nào cũng có thể phá dỡ. Dưới đây là một số lưu ý quan trọng khi cải tạo nhà tường chịu lực:
     

    3.1. Không phá dỡ tường chịu lực

     
    Không phá tường chịu lực
    Không phá tường chịu lực
    Đây là yêu cầu bắt buộc mà bạn cần phải nhớ khi cải tạo nhà tường chịu lực. Bởi tường chịu lực có nhiệm vụ nâng đỡ, chịu lực toàn bộ các hạng mục công trình, đảm bảo an toàn, tránh được trường hợp nứt đổ nhà cửa khi sử dụng. Bên cạnh đó, khi thực hiện, gia chủ cần phải quan tâm đó là không được mở thêm cửa sổ hay cửa ra vào tại các bức tường chịu lực.
     
    Nếu như bạn không phải là kiến trúc sư, kỹ sư xây dựng để phân biệt đâu là tường chịu lực, đâu là tường không chịu lực thì có thể nhờ tới sự giúp đỡ của các đơn vị cải tạo nhà tường chịu lực. Đồng thời, trước khi thi công sửa chữa, cải tạo bạn hãy làm đơn xin phép cải tạo tới cơ quan có thẩm quyền nếu nhà của bạn ở chung cư.
     

    3.2. Không tháo các thanh thép trên tường

    Cấu trúc của ngôi nhà được ví như cơ thể của con người thì các thanh thép được coi là khung xương của người đó. Khung xương đóng một vai trò quan trọng trong cơ thể, nếu như các thanh thép bị phá hủy thì đồng nghĩa với việc tường nhà bị phá, ngôi nhà có thể sập bất cứ lúc nào. 
     

    3.3. Không tháo dỡ tường phân cách giữa ban công và phòng

    Giữa ban công và phòng thường sẽ được bố trí một bức tường, trên bức tường này thường sẽ có cửa ra vào và cửa sổ. Trong trường hợp này, gia chủ có thể phá dỡ cửa nhưng tuyệt đối không được phá dỡ tường phân cách này. Bởi đây là bức tường chịu lực, giữ vai trò quan trọng, giữ cân bằng ban công và phòng ở. Nếu như phá dỡ tường này sẽ khiến cho khả năng chịu tải của ban công giảm xuống, khiến cho ban công dễ bị sập.
     

    4. Cách nhận biết tường chịu lực nhanh chóng

    Nếu bạn chưa biết cách phân biệt tường chịu lực và tường không chịu lực thì hãy tham khảo thông tin dưới đây.
     

    4.1. Dựa vào vị trí của tường

    Nếu tường là kết cấu chịu lực duy nhất trong căn nhà thì tất cả các tường ngoài sẽ đóng vai trò chịu tải. Các tường này có khả năng cách nhiệt, cách âm tốt. Các bức tường trong chịu lực sẽ được nhận biết dựa trên khoảng cách đến tường bao, hướng theo dầm, xà.
     

    4.2. Dựa vào độ dày của tường, sự lặp lại vị trí tường tại các tầng

    Cách này được áp dụng đối với các nhà cao tầng (dưới 5 tầng). Càng lên cao, độ dày của một vài bức tường sẽ giảm; thậm chí là một vài bức tường biến mất nhất là ở tầng thượng. Các bức tường này không chịu lực nên hoàn toàn có thể giảm bớt. Trong khi đó, cũng có các bức tường không thể giảm chiều dày thì đó chính là những bức tường chịu lực. Do đó trước khi cải tạo nhà tường chịu lực, các gia đình hãy tìm hiểu kỹ và đưa ra phương án phù hợp.
     
     
    Dựa vào độ dày của tường nhà
    Dựa vào độ dày của tường nhà
     

    4.3. Dựa vào chất liệu của tường chịu lực

    Tường chịu lực thường được làm từ bê tông cốt thép, gạch đất sét nung, gạch, đá,....trong các nhà ở dân dụng tường chịu lực thường được xây từ các vật liệu là gạch, đá.
     

    4.4. Dựa vào hệ thống dầm, cột và đà

    Với cách nhận biết tường chịu lực này thì bạn cần phải nghiên cứu, tìm hiểu chi tiết hơn về ngôi nhà của bạn trước khi cải tạo nhà tường chịu lực. Hãy tìm các bức tường có dầm nối trực tiếp với móng bê tông hay các bức tường tiếp xúc vuông góc với đà ngang; nhiều khả năng chúng là bức tường chịu lực của cả ngôi nhà.
     

    4.5. Dựa vào sự thay đổi của cấu trúc nhà ở

    Các căn nhà cổ được xây dựng từ lâu hoặc xây dựng không cẩn thận thì chỉ sau một thời gian sử dụng, dầm, cột nhà hay đà ngang sẽ bị xuống cấp; dồn trọng lượng của kết cấu vào những bức tường vốn không có kết cấu để chịu lực. Đây cũng chính là lý do gia chủ hãy liên hệ tới các chuyên gia, đơn vị cải tạo uy tín trước khi tiến hành cải tạo nhà chịu lực để đảm bảo sự an toàn cho các thành viên trong gia đình. 
     

    5. Hutra - Đơn vị cải tạo tường nhà chịu lực nhanh uy tín tại Hà Nội

    Hutra là một trong những đơn vị cải tạo nhà tường chịu lực uy tín mà bạn nên lựa chọn. Với nhiều năm kinh nghiệm, chắc chắn sẽ giúp bạn lựa chọn được phương án cải tạo phù hợp nhất. Xây Nhà Nhanh thực hiện 1000 + công trình cải tạo nhà tường chịu lực, nhận được nhiều đánh giá, phản hồi tích cực của khách hàng.
     
    Đội ngũ nhân viên tư vấn, thiết kế, kỹ sư nhiều kinh nghiệm, đào tạo bài bản, nắm chắc quy trình thực hiện đưa ra nhiều giải pháp cải tạo nhà tường chịu lực để khách hàng lựa chọn. Cam kết không phát sinh bất kỳ một khoản chi phí nào trong quá trình cải tạo, sửa chữa. Xây Nhà Nhanh có ký kết hợp đồng, các điều khoản trong hợp đồng rõ ràng, chi tiết, đảm bảo quyền lợi của khách hàng.
     
    Mức chi phí hợp lý, rẻ hơn nhiều so với các đơn vị khác từ 10 - 30%. Miễn phí 100% chi phí tư vấn, thiết kế; đơn vị có bảo hành công trình cải tạo tường nhà chịu lực.
     
    Với các thông tin chi tiết trên đây về cải tạo nhà tường chịu lực, hy vọng sẽ giúp bạn lựa chọn được đơn vị thi công phù hợp. Để được tư vấn và nhận được bảng báo giá chi tiết, quý bạn khách hàng hãy liên hệ tới Hutra, nhân viên tư vấn sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc của bạn.