Chào mừng bạn đến với vật liệu nội thất Hutra

Những điều bạn cần biết khi cải tạo tường cũ nhanh gọn

(4.8/5) - 88 bình chọn.
Mục lục bài viết
    Nhiều gia đình sinh sống trong ngôi nhà trong một khoảng thời gian dài nhất định đều muốn có sự thay đổi nào đó thật mới mẻ trong căn nhà hoặc ít nhất là cải tạo tường nhà. Khi cải tạo tường nhà phải dỡ một vài khu vực hay đồ đạc cũng như mạch điện âm tường cần chú ý. Do đó, bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc những kinh nghiệm cải tạo tường cũ bạn cần biết.
     

    1. Lúc nào bạn nên cải tạo tường nhà nhanh gọn?

    Sau một khoảng thời gian nhất định căn nhà của bạn được sử dụng và nếu xuất hiện hiện tượng xuống cấp cũng là tình trạng chung của nhiều gia đình. Phải kể đến các bức tường có sự đổi màu, xuất hiện các vết loang khiến không gian sống của gia đình mất thẩm mỹ. Nếu hệ thống chịu lực của căn nhà như nền móng, cột vẫn đảm bảo an toàn thì chủ nhà chỉ cần sơn bề mặt của bức tường cũ đó. 
     
    Nguyên nhân phổ biến tiếp theo đến từ tường nhà bị thấm nước lâu ngày gây nên ẩm mốc, bong tróc. Đất nước ta thuộc khu vực có thời tiết ẩm thấp, mưa bão nhiều, tác động trực tiếp tới ngôi nhà. Nguyên nhân khác nữa có thể là do lúc trước xây dựng sử dụng sơn kém chất lượng dẫn đến tình trạng bong tróc.
     
    Những điều bạn cần biết khi cải tạo tường cũ
    Cải tạo tường cũ giúp cảnh quan mới mẻ và tiện nghi hơn
     

    2. Các bước cải tạo tường nhà cũ siêu tốc

    2.1. Bước 1: Xử lý bề mặt tường 

    Trước khi sơn một lớp lót, bạn phải đảm bảo bề mặt tường được xử lý sao cho thật nhẵn nhụi, không bị nứt hay còn bám bụi bẩn. Nếu bức tường nhà bạn đã được sơn một lớp sơn lót lên trước thì phải đảm bảo lớp sơn đó đủ chất lượng để có những bước thi công tiếp theo mà không bị bong tróc hay nứt thành từng mảng.
     
    Nếu bức tường đã được sử dụng trên 5 năm thì bạn nên sơn lớp sơn lót khác để chắc chắn và an toàn hơn. Nếu tường có lớp sơn cũ rồi thì cũng nên loại bỏ trước khi sơn lớp sơn mới lên, rồi mới tiến hành thi công như những bức tường khác.
     

    2.2. Bước 2: Thi công keo dán 

    Sau khi loại bỏ bụi bẩn, ẩm mốc còn lại trên bề mặt tường thì bạn có thể sử dụng các loại keo dán để cố định và làm chắc lại các mặt tiếp xúc của tường. Với keo dính, bạn phải lưu ý chọn loại keo dán chuyên dụng mới có hiệu quả. Loại keo này khi được sử dụng sẽ khắc phục được tình trạng nước thấm lâu ngày tạo những vết loang. Ngoài ra, nó còn có độ thẩm thấu mạnh, dễ dàng thâm nhập vào bức tường khiến chúng có thể bám chắc lớp sơn và thuận tiện, tối ưu hơn cho những công đoạn về sau. Thao tác thi công lớp keo phải thật tỉ mỉ và đều tay.

     
    Những điều bạn cần biết khi cải tạo tường cũ
    Cải tạo tường nhà đã cũ cần nhiều bước và thi công thật tỉ mỉ
     

    2.3. Bước 3: Chống thấm và xử lý các vết nứt 

    Việc xử lý chống thấm nước cho bức tường là đặc biệt quan trọng mà cải tạo tường nhà nào cũng cần chú ý đến. Cần cân nhắc cải tạo tường nhà trong nhà vệ sinh và phòng bếp vì 2 khu vực này thường xuyên tiếp xúc với nước, nước lại hay văng lên tường và ra sàn. Do đó, nếu trải qua thời gian sử dụng tương đối dài thì chắc chắn gặp phải  tình trạng nấm mốc và mọc xanh trên bức tường khiến mất thẩm mỹ và ảnh hưởng sinh hoạt gia đình. Một thông tin hữu ích cho bạn nữa là thông thường lớp chống thấm dày từ 1mm trở lên.
     
    Tất nhiên, cũng có những căn nhà mà tường không bị thấm nước, lúc này bạn vẫn nên bảo trì lại vì không lâu sau sẽ xuất hiện vết nứt. Đó có thể là hậu quả của lớp thạch cao quá cũ hay thời tiết thay đổi khiến hệ thống kết cấu tường thay đổi theo. Nếu gặp tình trạng này,việc cần làm là  trét xi măng tại những vết nứt. Những cách khắc phục trong quá trình cải tạo tường nhà như vậy làm cho tuổi thọ bức tường được nâng cao hơn đồng thời làm  không gian sống được cải thiện hơn.
     

    2.4. Bước 4: Sơn lớp bả matit

    Khi lớp nền cùng các vết nứt nhỏ được xử lý thì bước tiếp theo sẽ là bắt đầu sơn bả matit. Trong cải tạo tường nhà thì sơn bả matit giúp lớp sơn được mượt mà hơn, tránh được tình trạng bong tróc, khó lên màu hay không đều màu.
     
    Bên cạnh đó, lựa chọn bột trét matit còn phải dựa vào độ bám dính. Nếu bột trét có chất lượng thấp sẽ ảnh hưởng đến lớp sơn và chất lượng của những bức tường trong nhà.
     

    2.5. Bước 5: Đánh bóng bề mặt 

    Sau khi thi công lớp matit, nếu bề mặt tường vẫn còn những chỗ chưa đều, còn nhiều lồi lõm, một kinh nghiệm hữu ích là sử dụng giấy nhám để chà nhám cho bề mặt tường. Khi đánh bóng nên chú ý đánh ở vị trí như góc tường và chân tường bởi đây là những nơi quan trọng chịu lực liên kết của bức tường cho cả phần trên và dưới nên cần được đầu tư thời gian và công sức hơn.
     

    2.6. Bước 6: Sơn lót và sơn phủ 

    Sơn lót
    Một lớp sơn lót trên bề mặt tường là điều không thể thiếu. Lớp sơn lót làm màu sơn trên bức tường lên màu tối ưu và lên màu đều hơn. Ngoài ra, sơn lót còn có tác dụng kháng khuẩn, làm mịn, sáng bóng cả hệ thống các lớp sơn tường và do đó, giữ cho màu sơn cũng như tuổi thọ cao hơn. Đây là bước thi công bạn không thể bỏ qua, về lâu về dài tường nhà cũng sẽ không bị ăn mòn do mưa hay nắng. 
     
    Sơn phủ
    Lớp sơn phủ có lẽ là lớp sơn cuối cùng trước khi kết thúc quá trình cải tạo tường nhà. Đối với sơn phủ, bạn nên sơn từ 2 – 3 lớp dày khoảng 0.5-1mm bởi vì nếu sơn 1 lớp thì lớp sơn đó sẽ không đều màu gây mất thẩm mỹ. Khi sơn nên chú ý khoảng thời gian đợi khô sơn trước. Khi sơn xong 1 lớp nào, bạn phải chừa một khoảng thời gian đủ để cho lớp sơn trước khô hoàn toàn mới tiến hành qua sơn lớp tiếp theo. 

     
    Những điều bạn cần biết khi cải tạo tường cũ
    Cải tạo tường nhà có nhiều vết loang và ẩm mốc

     

    3 Cách trang trí sau khi cải tạo tường nhà của ngôi nhà.

    3.1. Sơn lại tường nhà

    Như đã đề cập ở trên, nếu chủ nhà chỉ muốn một diện mạo mới mẻ hơn cho bức tường trong khi chất lượng của nó vẫn còn rất  tốt thì các bạn chỉ cần sơn lại nhà.
     
    Khi chỉ áp dụng cách sơn mới tường, việc quan trọng nhất là chọn màu sơn. Nếu chủ gia đình cân nhắc chọn màu phong thủy thì nên tham khảo và tìm hiểu rõ cách chọn màu sơn nhà theo mệnh để có được sự lựa chọn chính xác cũng như tối ưu nhất.
     
    Trước khi sơn nhà bạn cần xử lý tường nhà trước để sơn được bám tốt vào tường và lên màu tối ưu. Nếu gặp phải những kẽ nứt nhỏ trên tường thì có thể dùng thạch cao để trang trí hoặc dùng các khung ảnh treo ở đó để trang trí cho ngôi nhà.
     

    3.2. Sử dụng giấy dán tường

    Nếu cải tạo tường nhà không có vấn đề gì quá nghiêm trọng phải dỡ bức tường hay thay đổi kết cấu, thì ngoài cách dùng sơn, một giải pháp hay ho mà đơn gainr nữa là dùng các loại giấy dán tường. Giấy dán tường có nhiều kiểu dáng và chất liệu khác nhau, ta có thể lựa chọn theo sở thích hay phong cách muốn hướng đến đều được.
     
    Chủ nhà chỉ cần xử lý tường theo những bước cơ bản là có thể dán lên tường. Một nhược điểm đáng cân nhắc là phương pháp cải tạo này không có độ bền cao so với việc sơn, bên cạnh đó, giá thành cũng cần được cân nhắc kỹ.
     

    3.3. Tạo chân tường

    Xây chân tường không còn là phương pháp xa lạ trong trang trí nữa. Biện pháp thi công này giúp tránh được những va đập từ bên ngoài gây ra những tổn hại cho bức tường, việc dọn dẹp cũng thuận tiện, hơn thế nữa, chân tường vẫn có thể đạt hiệu quả của việc trang trí. Tuy nhiên nếu không gian căn phòng của ngôi nhà nhỏ thì không nên sử dụng phương pháp này.
     
    Trên đây là những chia sẻ hữu ích của Hutra sẽ giúp chủ nhà lựa chọn cải tạo tường cũ một cách phù hợp với nhu cầu, sở thích. Những kinh nghiệm, thông tin quý giá trong thi công cải tạo tường nhà bạn nên biết để tối ưu hóa quá trình sử dụng cũng như tăng tuổi thọ cho bức tường, Hy vọng, bức tường nhà bạn sẽ làm tốt nhiệm vụ nâng đỡ ngôi nhà và tô điểm thêm cho không gian sống gia đình bạn.